Hòa nhạc Toyota 2022 sẽ đến với khán thính giả tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
05/07/2022
Xã hội

Tiếp nối thành công của những năm trước, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phối hợp với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) sẽ tổ chức chương trình Hòa nhạc Toyota 2022 dành cho khán thính giả yêu nhạc cổ điển bao gồm hai đêm diễn tại TP. Hồ Chí Minh (ngày 28/07) và tại Hà Nội (ngày 05/08).

#Image3


Sau 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, năm nay Hòa nhạc Toyota sẽ quay trở lại với sự chỉ huy của Nhạc trưởng tài ba Honna Tetsuji và sự góp mặt của nghệ sĩ Cello tài năng – Phan Đỗ Phúc cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.

#Image4


Vé các đêm nhạc sẽ bắt đầu được mở bán từ ngày 04/07/2022. Như mọi năm, toàn bộ số tiền bán vé của Hòa nhạc Toyota sẽ được trao tặng cho các sinh viên chuyên ngành âm nhạc trong khuôn khổ Học bổng Toyota Hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên theo đuổi đam mê âm nhạc cổ điển.

#Image5


Với những tác phẩm kinh điển của Nhà soạn nhạc Antonin Dvorak được biểu diễn bởi những nghệ sỹ tài năng cùng sự kết hợp với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Hòa nhạc Toyota 2022 hứa hẹn sẽ mang đến cho Quý khán thính giả một đêm nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc.

Thông tin chi tiết về chương trình Hòa nhạc Toyota 2022:

1. Thông tin chung:

#Image1


2. Giá vé (áp dụng cho cả 2 đêm diễn): 

#Image2


Vé sẽ được bán trực tiếp tại:

- Nhà hát lớn Hà Nội – Liên hệ: 0965.765.946/0913.489.858

- Nhà hát TP. Hồ Chí Minh – Liên hệ: 0989.874.517 



THÔNG TIN THAM KHẢO:

Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam (VNSO)

- Được thành lập theo quyết định số 79/VH-QĐ, ngày 14/6/1984 trực thuộc Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong quá trình hình thành và phát triển, VNSO từng bước đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, dàn nhạc đã nâng cao được chất lượng nghệ thuật biểu diễn, không chỉ được khán giả, giới báo chí, giới phê bình âm nhạc và đồng nghiệp ở Việt Nam đón nhận và đánh giá cao mà còn được ghi nhận tại nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới thông qua các tour diễn trong nước và nước ngoài.

- Dàn nhạc biểu diễn khoảng 40 buổi hoà nhạc một năm với vốn tiết mục đa dạng phong phú từ các tác phẩm âm nhạc cổ điển, lãng mạn đến các tác phẩm hiện đại của các nhạc sĩ Việt Nam và quốc tế, xây dựng và biểu diễn các chùm tác phẩm của nhiều soạn gia nổi tiếng trên thế giới như Mahler Cycle, Beethoven Cycle, Mozart Cycle, Brahm Cycle, J. Strauss Cycle, Schubert Cycle, Bruckner Cycle... dưới sự chỉ huy của nhiều nhạc trưởng quốc tế tên tuổi, đặc biệt là các nhạc trưởng có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của dàn nhạc như: Honna Tetsuji (Giám đốc Âm nhạc VNSO từ năm 2009), Colin Metters, Fukumura Yoshikazu, Lê Phi Phi, Jonas Alber, Kahchun Wong... và các nghệ sỹ độc tấu nổi tiếng như: NSND Đặng Thái Sơn, Tsutsumi Tsuyoshi, Tamas Varga, Goto Ryu, Imai Nobuko, Bùi Công Duy, Premysl Vojta, Stefan Schilli, Yamashita Yosuke…


Nhạc trưởng Honna Tetsuji

- Giám đốc Âm nhạc và Chỉ huy chính của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam kể từ năm 2009.

- Honna Tetsuji học tại Dàn nhạc Hoàng gia Amsterdam Concertgebouw (1989 - 1991) và tại London Sifonietta (1995 - 1996).

- Honna Tetsuji được bổ nhiệm làm Chỉ huy của Dàn nhạc Giao hưởng Osaka (1995 - 2001) và là Chỉ huy khách mời thường xuyên của Dàn nhạc Nagoya Philharmonic (1998 - 2001).

- Honna Tetsuji đã từng chỉ huy trong vô số dàn nhạc, bao gồm: Dàn nhạc Philharmonic della Scala tại Milano, Dàn nhạc Orchestra Sinfonica di Milano Giuseppe Verdi, Dàn nhạc Orchestra Sinfonica Dell'Emilia Romagna Arturo Toscanini, Dàn nhạc Mozarteum Orchestra Salzburg, Philharmonia Orchestra London, Dàn nhạc Giao hưởng Radio Hungary, Dàn nhạc giao hưởng Prague Radio, Dàn nhạc Slovenian Philharmonic, Dàn nhạc Romanian Radio, Dàn nhạc Dàn nhạc Malaysia, Dàn nhạc Thượng Hải, Dàn nhạc Giao hưởng Thẩm Quyến, Dàn nhạc Phillipines Philharmonic và hầu hết các dàn nhạc tại Nhật Bản.

- Ông được mời chỉ huy trong nhiều liên hoan quốc tế, bao gồm: Carinthischer Sommer tại Áo, Salzburg Spring Festival, Bartók Festival tại Hungary, Mostly Mozart Festival tại Tokyo, Liên hoan Mùa thu tại Seoul, Asian Music Festival Tokyo, Oulunsalo Music Festival tại Phần Lan, Suntory Summer Festival, Ditto Festival tại Seoul, Karuizawa International Music Festival "La Folle Journee au Japon", Festival Les Nuits Pianistiques Aix en Provence và “Milano Musica”, Liên hoan âm nhạc đương đại tại Teatro alla Scala...

- Ông cũng từng làm việc với nhiều nghệ sỹ hàng đầu thế giới, bao gồm: Martha Argerich, Elisabeth Leonskaja, Cyprian Cacaris,bPeter Resel, Đặng Thái Sơn, Philippe Entremont, Cecil Licad, Reiner Honek, Christian Tezlaff, Igor Oistrach…

 

Nghệ sĩ Cello Phan Đỗ Phúc

- Anh đã giành được nhiều thành công trên thế giới với tư cách là nghệ sĩ độc tấu, hoà tấu và nhạc công dàn nhạc. Anh từng đảm nhiệm vai trò bè trưởng Cello (Principal Cellist) của nhiều dàn nhạc danh tiếng như New York Classical Player Orchestra, Stony Brook Symphony Orchestra, Stony Brook Contemporary Chamber Players, Stony Brook Baroque Players, Napa Valley Festival Orchestra, Pacific Music Festival Orchestra và Vietnam National Symphony Orchestra (VNSO).

- Phúc bắt đầu theo học đàn cello từ năm 2001 tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam (lúc đó là Nhạc Viện Hà Nội), dưới sự dìu dắt của nhà giáo Nguyễn Ngọc Hiền. Từ năm 2007, Phúc nhận được học bổng toàn phần trong suốt quá trình theo học cello ở Italia và Mỹ, cho tới khi anh tốt nghiệp bằng tiến sĩ biểu diễn năm 2020.

- Năm 2020, sau khi tốt nghiệp xuất sắc Tiến sĩ biểu diễn Cello tại Đại học Stony Brook, New York, anh trở về Việt Nam hoạt động với tư cách bè trưởng Cello của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời tại Hà Nội. Phúc từng biểu diễn trong các recital tại trung tâm văn hoá Pháp (L’Espace), Viện Goethe Hà Nội, và vào tháng 11 năm 2020, Phúc xuất hiện dưới tư cách là soloist cùng Dàn Nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) biểu diễn bản giao hưởng thơ Don Quixote của Richard Strauss.

- Là một nghệ sĩ hoà tấu đầy tài năng, anh từng hợp tác biểu diễn cùng nhiều tên tuổi lớn như nghệ sĩ cello Colin Carr, nghệ sĩ violin Eugene Drucker và Philip Setzer, nghệ sĩ viola Larry Dutton của nhóm tứ tấu dây Emerson (một trong những nhóm tứ tấu gạo cội của Mỹ, với 9 giải Grammy); nghệ sĩ bassoon Frank Morelli (Orpheus Chamber Orchestra) và Carol Wincenc (the Juilliard School).

- Từ mùa xuân năm 2022, Phúc trở thành nhạc trưởng đầu tiên của dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam (Vietnam Youth Orchestra), với mong muốn góp phần xây dựng một dàn nhạc trẻ sống động, nơi các thành viên cùng khám phá niềm vui trọn đời của việc chơi nhạc, trở thành công dân toàn cầu với sự trân trọng sâu sắc đối với nghệ thuật.

 

Hai tác phẩm được công diễn

- Cello Concerto B-minor, Op. 104: Bản Concerto có diện mạo theo dạng truyền thống với kết cấu 3 chương. Tông màu chính của tác phẩm là u buồn nhưng không hề có chút cam chịu nào trong vô vọng. Đây là một trong những tác phẩm sâu sắc và nhiều tâm tư nhất của Dvořák, một tác phẩm mang tính chiêm nghiệm thâm thuý nhưng lại có tính biểu đạt đồ sộ và không thiếu sự phóng khoáng. Nó cũng khác 2 bản Concerto còn lại của Dvořák khi nhấn mạnh hơn nữa sự hiện diện của dàn nhạc, đạt đến sự cân bằng với nghệ sĩ độc tấu xuyên suốt tác phẩm. Trong phần độc tấu, Dvořák đã sử dụng lý tưởng toàn bộ âm thanh mà một cây Cello có thể tạo ra: trên hết là khả năng hùng biện, có thể truyền tải được những giai điệu khoáng đạt, bao la, có thể hát lên được. Dòng chảy âm nhạc du dương được thực hiện gần như liên tục, cũng như những cách tân trong việc phối khí của ông.

- Symphony No. 9 E-minor "From the New World", Op. 95: Giao hưởng số 9 cung Mi thứ "Từ Thế giới Mới", Op.95, hay còn được cả thế giới biết đến với tên gọi khác là "Giao hưởng Thế giới Mới" là bản giao hưởng xuất sắc của Antonín Dvořák. Ông viết bản này vào năm 1893 trong suốt quãng thời gian A.Dvořák làm giám đốc Nhạc viện Âm nhạc Quốc gia Hoa Kỳ (từ 1892 - 1895). Vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng nhất đương thời, đây là một trong số các tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim của mọi thính giả trên khắp thế giới. Về mặt hình thức, tác phẩm hoàn toàn mang truyền thống châu Âu với chương mở đầu ở hình thức sonata, một chương largo được xen vào những đoạn bùng nổ không ngừng, một chương scherzo với các phần trio điền viên và một chương kết sôi nổi hân hoan. Để giữ xu hướng hình thức theo chu kỳ nổi bật, mọi chủ đề của tác phẩm đều nảy sinh từ một motive chung ban đầu vào trở lại ở chương kết. Bản Giao hưởng số 9 là một sản phẩm âm nhạc đặc sắc độc đáo hiếm có. Đó là thứ âm nhạc lôi cuốn và hùng hồn, đa thanh, đa sắc chứa đựng những đường nét cân đối rõ ràng, những giai điệu nghe vừa tự nhiên vừa ấn tượng, có sức lôi cuốn đầy đam mê.



TOYOTA OKAYAMA ĐÀ NẴNG